Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Không quá cầu kì hay kiểu cách, thịt kho khoai tây bình dị lại là món ngon ưa thích của biết bao người mỗi độ đông về. 

Nguyên liệu cho món thịt kho khoai tây


- 650g thịt ba chỉ
- 200g khoai tây, 1 củ hành tây
- 20ml tương cà
- 10g đường phèn
- 15ml rượu gạo
- Gừng, hoa hồi, lá giang, thì là, hoa tiêu
- Muối, xì dầu, dầu ăn

Cách làm thịt kho khoai tây ngon

Rửa sạch thịt ba chỉ rồi cắt miếng nhỏ. Gọt vỏ khoai tây và cắt miếng vừa ăn.

Ngày lạnh làm thịt kho khoai tây ăn với cơm nóng cực ngon 3

Chuẩn bị một nồi nước, thêm một ít rượu, hoa tiêu rồi cho thịt vào và đun tới khi nước sôi thì vớt ra.

Cho một ít dầu vào chảo, kế đến bạn thêm tương cà và thịt ba chỉ vào rồi đảo đều.

Xào đến khi thịt ba chỉ chuyển đều màu thì bạn thêm rượu, muối, xì dầu và đường phèn vào. Bạn có thể thêm cả một chút nước màu để món kho trông đẹp mắt hơn nhé!

Sau khi đảo một lúc, bạn cho nước sôi vào, nhưng lưu ý không cho nước ngập phần thịt nhé!

Ngày lạnh làm thịt kho khoai tây ăn với cơm nóng cực ngon 7

Thêm hành, gừng vào nữa này!

Để lửa lớn và đun tới khi nước trong nồi sôi trở lại thì bạn chuyển nhỏ lửa.

Cho thêm khoai tây đã cắt miếng vào, đậy nắp nồi lại, đun trong khoảng một tiếng đồng hồ, đến khi khoai mềm là được.
Chúc bạn sẽ thành công 

 
Thịt kho là món ngon truyền thống mang đậm hương vị Việt với nhiều cách chế biến sáng tạo của người đầu bếp. Nếu như bạn đã chán ngấy với món thịt kho tàu truyền thống, hãy thử công thức thịt kho khoai sọ mới lạ, hấp dẫn, đưa cơm cho ngày đông lạnh nhé.

 Nguyên liệu cho món thịt kho khoai sọ
300g thịt ba chỉ
200g khoai sọ
1 củ hành khô, 2 cánh hoa hồi
Xì dầu, đường, nước màu
 Cách làm thịt kho khoai sọ cực ngon
 
 Các bạn thái thịt thành từng miếng vừa ăn.
 
Luộc qua thịt cho sạch rồi vớt ra để ráo nước.
 
 

Trong lúc đợi thịt thì các bạn gọt khoai, rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn.
 
 Rán thịt ở lửa to đến khi thịt vàng đều các mặt.


 Cho thịt vào nồi, thêm xì dầu, đường, nước màu, hành khô thái nhỏ và hoa hồi rồi đổ nước ngập thịt.
Cho luôn khoai vào cùng với thịt rồi đun ở lửa nhỏ cho đến khi nước gần cạn hết và keo lại là xong! Chúc bạn thành công.
Theo ngonngon.org











Thịt kho tàu là món ngon không thể thiếu trong dịp tết nguyên đán của người dân miền Nam. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách nấu mónthịt kho tàu miền Bắc có gì khác ở miền Nam bạn nhé!



Read more »

Thịt kho tàu là món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về nguồn gốc thú vị và cách chế biến món ngon này. 

thit kho tau, thit kho hot vit, thịt kho tàu, thịt kho hột vịt, thịt kho,


Bí kíp làm thịt kho tàu miền Nam ngon đúng điệu.

Nguồn gốc món thịt kho tàu

Cái thú vị ở chỗ, cũng là kho tàu nhưng thiên biến vạn hóa, mỗi vùng một kiểu. Miền Bắc lạnh giá thì gọi là thịt đông, nấu không có nước dừa và trứng luộc. Nhưng miền nam nắng ấm lại nấu bằng nước dừa với vị béo ngậy. Và miếng thịt heo được cắt vuông vắn, lớn gấp 3 lần miếng thịt kho bình thường.
Rất nhiều người Việt nghe nói đến “kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.
Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Cách làm thịt kho tàu

thit kho tau, thit kho hot vit, thịt kho tàu, thịt kho hột vịt, thịt kho,

Nguyên liệu:
- Thịt bắp đùi heo: 1.5 kg
- Trứng vịt: 10 quả
- Hành tím: 4 củ
- Dừa xiêm: 2 quả
- 1 củ tỏi, 5 quả ớt
Cách làm:
- Thịt cạo rửa sạch, để ráo nước, thái miếng to, vuông khoảng 4-5cm.
- Ướp gia vị vào thịt để hai giờ cho thấm.
- Xào thịt cho săn lại. Cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Khi nước mắm và thịt sôi lên, đổ nước dừa vào nồi.
- Trứng vịt luộc chín bóc vỏ, cho vào nồi. Thả ớt vào kho chung.
- Đun nhỏ lửa, hớt bọt cho đến khi thật mềm là được.

Mẹo khi làm thịt kho tàu

Thịt kho tàu thường phải mất mấy tiếng mới mềm được. Chính vì vậy với những người bận rộn, bạn có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn rất nhiều và vàng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt.
Đây là món bún làm rất đơn giản, không sử dụng nhiều gia vị, chủ yếu hương vị và được mọi người yêu thích. Cùng tham khảo cách làm bún chả cá Quy Nhơn thơm ngon dễ làm nhé

Cách 1:

Đây là món bún làm rất đơn giãn, không sử dụng nhiều gia vị, chủ yếu hương vị, chất lượng của món ăn là do nguồn cá ngon. Không rõ các bạn ở đâu, chợ búa nơi đó thường có cá gì? Cẩm Tuyết chỉ biết đưa ra tên những loại cá biển theo cách gọi của những người dân chài Quy Nhơn là những loại cá mà họ luôn lựa chọn trước tiên để dùng làm món chả cá và nấu nước lèo (nước dùng) đó là cá thu, cá mối và cá rựa. 


Những lọai cá khác như cá chuồn, cá thửng, cá bò... vẫn được dùng nhưng không ngon bằng, còn cá ngừ không dùng vì đây là loại cá rất dễ gây dị ứng cho nhiều người, thêm nữa nạc cá ngừ có màu thâm tím. Chỉ cần các bạn dùng cá thu (codfish, mackerel) để làm chuẩn, loại cá biển nào có nạc mịn chắc, màu trắng hồng như cá thu đều là loại cá cho thịt ngon.

1. Chả cá:

Tùy thích làm chả cá chiên hoặc hấp. Cá thu, cá mối, cá rựa... cắt lát mỏng, lột lấy da, xương, mô sụn để riêng... chỉ dùng nạc và phải để thật ráo. Cho vào cối giã quết từng ít một hoặc dùng máy xay nghiền như máy xay thịt vận hành bằng tay hay máy nhưng đừng dùng máy xay cắt có dao hình chữ S. Quết bằng chày cối hay xay đi xay lại nhiều lần cho đến khi thử bằng cách cho một chút nạc cá vào giữa hai ngón tay cái và trỏ bóp lại rồi mở ra, thấy cá dính bết chắc lại là được. Sau khi có cá quết mịn rồi mới chia thành từng phần nhỏ để nêm trộn đều cứ mỗi kg cá với: 1,5 muỗng súp hành lá cắt thật nhuyễn + ½ muỗng súp lá thì là (tùy thích) băm nhuyễn + 1 muỗng cà phê tiêu + ½ muỗng súp nước mắm hoặc ½ muỗng súp muối. Phụ gia (tùy thích): 1 muỗng súp đầy mỡ gáy heo luộc chín cắt dạng hột thật nhỏ, trộn đều với ½ muỗng cà phê đường, để qua chừng một giờ cho hột mỡ trở trong. Việc nêm cá tùy loại cá sử dụng sẽ có độ mặn lạt khác nhau, sau khi nêm chỉ cần ngắt lấy một chút, thả vào nước sôi cho chín rồi nếm thử sau đó gia giảm thêm mắm muối hay phần nạc cá chưa nêm cho vừa ý riêng.

Nếu cho hành lá vào cùng lúc với nạc cá để xay quết thì rất dễ chảy nhão. Người miền Trung VN rất ít khi làm chả cá có rau thì là, trong khi người Bắc luôn làm chả cá có rau thì là.

- Chả cá chiên: Mang găng tay nhựa chuyên dùng của nhà bếp hoặc bọc tay trong một bao nylon sạch, thoa chút dầu ăn cho láng bao tay. Tùy thích tạo hình miếng chả bằng cách vê nạc cá thành dạng sợi cỡ bằng ngón tay út, vo thành viên tròn nhỏ bằng đầu ngón tay, hay nắn thành miếng nhỏ mỏng dẹp... rồi chiên trong chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo. Cá chiên dai hay không một cách tự nhiên tùy vào độ tươi ngon của cá, độ mịn khi quết và kỹ thuật chiên. Tùy thích làm miếng chả dai ít nhiều bằng cách chiên với lửa nhỏ cho dầu không nóng lắm, chiên lâu mới vàng thì phần ngoài của miếng cá sẽ trở dày cộm làm cho chả dai đi hoặc ngược lại. Nhiều người khi làm chả cá chiên không dùng thêm phụ gia mỡ heo vì họ cho rằng dầu mỡ sẽ làm cá có thêm chất béo.

- Chả cá hấp: dùng dĩa sứ tròn dẹp đường kính chừng 20 phân, thoa ít dầu ăn vào lòng dĩa, cho nạc cá vào nắn thành miếng tròn theo lòng dĩa, dày chừng 2 cm hoặc nặn ép nạc cá thành miếng tròn nhỏ, thoa ít dầu lên mặt miếng chả, sắp vào dĩa, hấp cách thủy khoảng 25 phút sau khi nước sôi sẽ chín. Tùy ý dùng lòng đỏ trứng gà hay vịt đánh tan thoa lên mặt
chả, không đậy nắp xửng, để qua 1 -2 phút cho chả ráo mặt là được. Lấy chả ra để nguội, cắt thành miếng mỏng khi ăn. Khi làm chả cá hấp thì người ta hay dùng phụ gia mỡ heo cắt thành dạng sợi nhỏ chớ không cắt hột.

2. Nấu nước dùng cá:

Cứ 1 kg đầu cá thu (hoặc cá mối, cá rựa và phần đầu cá này phải cắt từ vây mang trở lên) nấu thành khoảng 2,5 lít nước dùng là vừa. Chặt đầu cá thành miếng nhỏ, nấu với ít nước vừa đủ ngập cá cho đỡ hao củi lửa trước, cho thêm phần da, xương sụn (có được sau khi lấy nạc) vào nồi đầu cá, hầm nhỏ lửa cho đến khi đầu cá mềm rục, trong khi hầm nếu thấy cạn cứ châm thêm nước sôi vừa đủ cho lúc nào nước cũng sâm sấp cá. Nấu xong lược bỏ xác xương da qua một túi vải thưa cho nước sạch trong, rồi mới thêm nước sôi vào vừa đủ. Hành tím nướng sơ cho thơm, rửa sạch bụi than, thả vào nồi nước dùng khoảng 100 gr / 2,5 lít; giữ nóng nước dùng trên bếp. Tùy ý để nước dùng béo ít nhiều bằng cách vớt bỏ bớt mỡ cá trên mặt nước dùng. Tùy ý nêm lại nước dùng với chút muối vừa đủ đậm đà chứ không mặn.

Người địa phương Quy Nhơn có cách tính để nấu đầu cá như sau: Cho đầu cá vào nồi, châm nước bằng mặt cá, nấu rục nạc cá, lược bỏ đầu cá, thêm một lượng nước sôi gấp đôi lượng nước còn lại, rồi cho thêm hành nướng, nêm muối.

3. Phụ gia:

- Nước hầm cá có váng mỡ với màu vàng lạt tự nhiên. Nếu thích có màu vàng đỏ hấp dẫn hơn thì tùy thích làm thêm nước màu. Dùng mỡ cá, cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy mỡ nước, dùng mỡ nước này hoặc dầu ăn phi với hột điều màu theo phân lượng 5 muỗng súp dầu mỡ với 2 muỗng cà phê hột điều, vớt bỏ hột điều. Cho dầu màu vào nồi nước dùng với phân lượng 1 đến 2 muỗng cà phê / 3 lít.

- Hành lá cắt khúc ngắn chừng ba bốn phân, tỉa hoa và hành củ cắt lát mỏng, để riêng.

- Hành lá, ngò, hành tây, lá thì là (tùy ý) cắt nhỏ để riêng. Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi, bún tươi sợi nhỏ.

4. Trình bày món ăn:

Chia bún vào tô, trải ít miếng chả hấp lẫn chả chiên lên mặt bún, châm nước dùng cá thật nóng vào, trải hành ngò cắt nhỏ, rắc thêm tiêu. Món bún chả cá ăn thường chỉ ăn kèm hành lá, hành củ tươi chứ không kèm rau thơm các loại nhưng tùy ý riêng sử dụng thêm hay không; nêm nước mắm nguyên chất chanh, ớt tươi cắt lát.

5. Nói thêm:

Nước hầm đầu cá thu, cá mối. còn dùng để ăn kèm bánh canh bột lọc hay nấu với bánh canh bột gạo. Để món ăn có hương vị chuyên biệt người ta không bao giờ pha nước hầm xương heo vào nước hầm đầu cá. Những tiệm bún chả cá ở Quy Nhơn hay dọn tặng thêm cho thực khách nào có yêu cầu món đầu cá thu hầm rục với những miếng sụn đầu cá rất ngon. Chả cá chiên hay hấp có thể dọn như một món ăn riêng chấm muối tiêu hoặc tương ớt đỏ đen. Nạc cá sau khi quết xay nhuyễn, dùng một cái muỗng cà phê, nhúng vào nước mắm, múc thành từng viên nhỏ, thả ít nhiều vào nồi nước sôi, thêm cà chua cắt miếng nhỏ, nêm thêm muối, hành ngò hoặc nấu với rau tần ô sẽ thành món canh.

xong và thưởng thức.

Cách 2:

Nguyên liệu:
Chả cá thu hấp: 2 miếng (~ 300g)
Chả cá thu chiên: 2 miếng (~ 300g)
Đầu cá thu: cỡ 1kg - cái này trong Metro bán cũng nhiều lắm
Hành tím khô: 300gr
Hành lá, ngò, chanh, ớt, nước mắm, tiêu, bột nêm...
Bún

Cách làm:
Chả cá hấp lựa miếng dày cỡ 1cm thôi, không quá to vì sẽ làm cho miếng cá thô khi trình bày. Đem cắt thành miếng mỏng hoặc cắt thành hình thoi tùy ý.Chả cá chiên nếu mua không có thì lấy chả cá hấp đem chiên vàng trong chảo nhiều dầu, lưu ý chiên nhỏ lửa để phần cháy vàng bên ngoài nhiều sẽ làm miếng chả cá thơm và dai hơn khi ăn. Cắt thành miếng mỏng.Cần lưu ý là chả cá thu ở Miền Trung chỉ có tiêu thôi, đôi khi có hành lá nhưng không có thì là. Tránh mua nhầm vì vị thì là không thích hợp với Bún Cá Quy Nhơn.

Hành lá cắt khúc cỡ 3-4cm, tỉa hoa.
Ngò làm sạch, cắt khúc.
Lấy 200g hành tím lột sạch vỏ, rửa sạch, bào mỏng.
Ớt rửa sạch, cắt lát xéo.
Đầu cá thu rửa sạch, chặt thành miếng nhỏ, nấu với nước vừa xâm xấp mặt. Hầm nhỏ lửa cho đến khi đầu cá mềm rục, trong khi hầm nếu thấy nước cạn thì châm thêm nước sôi để lúc nào cũng xâm xấp mặt cá.
Khi đầu cá mềm rục thì lược qua vải thưa bỏ xương, thịt để lấy nước dùng. Yêu cầu nước dùng càng trong thì càng đẹp.
Lấy khoảng 100gr hành tím nướng sơ cho thơm, rửa sạch bụi than rồi cho vào nồi nước dùng, đong thêm cho vừa đủ cỡ 2,5 lít. Đun sôi, vớt bọt, nêm nếm vừa miệng - không nêm mặn quá. Giữ nồi nước dùng nóng khi ăn.

Đầu cá thu sau khi hầm rục có thể được dọn riêng , món này thích hợp cho các ông đưa cay vì sụn ở đầu cá rất tuyệt.

Nồi nước dùng có màu vàng tự nhiên của mỡ cá, tùy thích có thể làm thêm màu điều để cho tô bún bắt mắt hơn.

Chia bún vào tô, xếp chả cá hấp xen với chả cá chiên lên mặt, để ít ngò, chan nước dùng thật nóng vào, rắc thêm ít tiêu.
xong và thưởng thức nào.



Cách 3:

Chả cá cho món bún chả cá Quy nhơn:

Tùy thích làm chả cá chiên hoặc hấp. Cá thu, cá mối, cá rựa... cắt lát mỏng, lột lấy da, xương, mô sụn đểriêng... chỉ dùng nạc và phải để thật ráo. Cho vào cối giã quết từng ít một hoặc dùng máy xay nghiền như máyxay thịt vận hành bằng tay hay máy nhưng đừng dùng máy xay cắt có dao hình chữ S. Quết bằng chày cối hayxay đi xay lại nhiều lần cho đến khi thử bằng cách cho một chút nạc cá vào giữa hai ngón tay cái và trỏ bóp lạirồi mở ra, thấy cá dính bết chắc lại là được. Sau khi có cá quết mịn rồi mới chia thành từng phần nhỏ để nêmtrộn đều cứ mỗi kg cá với: 1,5 muỗng súp hành lá cắt thật nhuyễn + ½ muỗng súp lá thì là (tùy thích) bămnhuyễn + 1 muỗng cà phê tiêu + ½ muỗng súp nước mắm hoặc ½ muỗng súp muối. Phụ gia (tùy thích): 1muỗng súp đầy mỡ gáy heo luộc chín cắt dạng hột thật nhỏ, trộn đều với ½ muỗng cà phê đường, để quachừng một giờ cho hột mỡ trở trong. Việc nêm cá tùy loại cá sử dụng sẽ có độ mặn lạt khác nhau, sau khinêm chỉ cần ngắt lấy một chút, thả vào nước sôi cho chín rồi nếm thử sau đó gia giảm thêm mắm muối hayphần nạc cá chưa nêm cho vừa ý riêng.

Nếu cho hành lá vào cùng lúc với nạc cá để xay quết thì rất dễ chảy nhão. Người miền Trung VN rất ít khi làmchả cá có rau thì là, trong khi người Bắc luôn làm chả cá có rau thì là.

- Chả cá chiên: Mang găng tay nhựa chuyên dùng của nhà bếp hoặc bọc tay trong một bao nylon sạch, thoachút dầu ăn cho láng bao tay. Tùy thích tạo hình miếng chả bằng cách vê nạc cá thành dạng sợi cỡ bằng ngóntay út, vo thành viên tròn nhỏ bằng đầu ngón tay, hay nắn thành miếng nhỏ mỏng dẹp... rồi chiên trong chảonhiều dầu, vớt ra để ráo. Cá chiên dai hay không một cách tự nhiên tùy vào độ tươi ngon của cá, độ mịn khiquết và kỹ thuật chiên. Tùy thích làm miếng chả dai ít nhiều bằng cách chiên với lửa nhỏ cho dầu không nónglắm, chiên lâu mới vàng thì phần ngoài của miếng cá sẽ trở dày cộm làm cho chả dai đi hoặc ngược lại.Nhiều người khi làm chả cá chiên không dùng thêm phụ gia mỡ heo vì họ cho rằng dầu mỡ sẽ làm cá cóthêm chất béo.

- Chả cá hấp: dùng dĩa sứ tròn dẹp đường kính chừng 20 phân, thoa ít dầu ăn vào lòng dĩa, cho nạc cá vàonắn thành miếng tròn theo lòng dĩa, dày chừng 2 cm hoặc nặn ép nạc cá thành miếng tròn nhỏ, thoa ít dầu lênmặt miếng chả, sắp vào dĩa, hấp cách thủy khoảng 25 phút sau khi nước sôi sẽ chín. Tùy ý dùng lòng đỏtrứng gà hay vịt đánh tan thoa lên mặt
chả, không đậy nắp xửng, để qua 1 -2 phút cho chả ráo mặt là được. Lấy chả ra để nguội, cắt thành miếngmỏng khi ăn. Khi làm chả cá hấp thì người ta hay dùng phụ gia mỡ heo cắt thành dạng sợi nhỏ chớ không cắthột.

2. Nấu nước dùng cá cho món bún chả cá Quy nhơn:

Cứ 1 kg đầu cá thu (hoặc cá mối, cá rựa và phần đầu cá này phải cắt từ vây mang trở lên) nấu thành khoảng2,5 lít nước dùng là vừa. Chặt đầu cá thành miếng nhỏ, nấu với ít nước vừa đủ ngập cá cho đỡ hao củi lửatrước, cho thêm phần da, xương sụn (có được sau khi lấy nạc) vào nồi đầu cá, hầm nhỏ lửa cho đến khi đầucá mềm rục, trong khi hầm nếu thấy cạn cứ châm thêm nước sôi vừa đủ cho lúc nào nước cũng sâm sấp cá.Nấu xong lược bỏ xác xương da qua một túi vải thưa cho nước sạch trong, rồi mới thêm nước sôi vào vừa đủ.Hành tím nướng sơ cho thơm, rửa sạch bụi than, thả vào nồi nước dùng khoảng 100 gr / 2,5 lít; giữ nóngnước dùng trên bếp. Tùy ý để nước dùng béo ít nhiều bằng cách vớt bỏ bớt mỡ cá trên mặt nước dùng. Tùy ýnêm lại nước dùng với chút muối vừa đủ đậm đà chứ không mặn.

Người địa phương Quy Nhơn có cách tính để nấu đầu cá như sau: Cho đầu cá vào nồi, châm nước bằng mặtcá, nấu rục nạc cá, lược bỏ đầu cá, thêm một lượng nước sôi gấp đôi lượng nước còn lại, rồi cho thêm hànhnướng, nêm muối.

3. Phụ gia cho món bún chả cá Quy nhơn

- Nước hầm cá có váng mỡ với màu vàng lạt tự nhiên. Nếu thích có màu vàng đỏ hấp dẫn hơn thì tùy thích làmthêm nước màu. Dùng mỡ cá, cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy mỡ nước, dùng mỡ nước này hoặc dầu ăn phivới hột điều màu theo phân lượng 5 muỗng súp dầu mỡ với 2 muỗng cà phê hột điều, vớt bỏ hột điều. Chodầu màu vào nồi nước dùng với phân lượng 1 đến 2 muỗng cà phê / 3 lít.

- Hành lá cắt khúc ngắn chừng ba bốn phân, tỉa hoa và hành củ cắt lát mỏng, để riêng.

- Hành lá, ngò, hành tây, lá thì là (tùy ý) cắt nhỏ để riêng. Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi, bún tươi sợinhỏ.


4. Trình bày cho món bún chả cá Quy nhơn:

Chia bún vào tô, trải ít miếng chả hấp lẫn chả chiên lên mặt bún, châm nước dùng cá thật nóng vào, trải hànhngò cắt nhỏ, rắc thêm tiêu. Món bún chả cá ăn thường chỉ ăn kèm hành lá, hành củ tươi chứ không kèm rauthơm các loại nhưng tùy ý riêng sử dụng thêm hay không; nêm nước mắm nguyên chất chanh, ớt tươi cắt lát.

5. Nói thêm về món bún chả cá Quy nhơn:

Nước hầm đầu cá thu, cá mối. còn dùng để ăn kèm bánh canh bột lọc hay nấu với bánh canh bột gạo. Đểmón ăn có hương vị chuyên biệt người ta không bao giờ pha nước hầm xương heo vào nước hầm đầu cá.Những tiệm bún chả cá ở Quy Nhơn hay dọn tặng thêm cho thực khách nào có yêu cầu món đầu cá thu hầmrục với những miếng sụn đầu cá rất ngon. Chả cá chiên hay hấp có thể dọn như một món ăn riêng chấmmuối tiêu hoặc tương ớt đỏ đen. Nạc cá sau khi quết xay nhuyễn, dùng một cái muỗng cà phê, nhúng vàonước mắm, múc thành từng viên nhỏ, thả ít nhiều vào nồi nước sôi, thêm cà chua cắt miếng nhỏ, nêm thêmmuối, hành ngò hoặc nấu với rau tần ô sẽ thành món canh.
Bún Bò Huế! Cái món ăn quốc hồn quốc túy này rất ngon nhưng nhiêu khê lắm! Một mình làm hổng xuể đâu! hihi nhưng nếu bạn muốn thử thì đây là cách nấu 

Cách nấu bún bò Huế :

Read more »
Cách nấu bún bò huế kiểu bà tư Nguyệt 

bun bo hue, bun bue, bún bò huế ba tu nguyet, bun bo hue ngon

Phần Một: Chuẩn Bị Gia Vị & Rau

1.1 Thắng dầu màu:

Vật liệu:

  • 50g ớt bột Huế
  • 1 muỗng hành tím băm nhuyễn
  • 100g dầu phộng

Cách làm
: Đun nóng dầu trên bếp xong bắt xuống bỏ hành băm vào , hành vừa hơi ngã màu kem thì bỏ ớt bột vào. Để nguội, lược bỏ xác ớt ( để làm ớt xào )

Yêu cầu : Hành và ớt không bị cháy. Dầu có màu đỏ tươi của ớt.

1.2 Xào ớt:

Vật Liệu:

  • 100g ớt sừng đỏ băm nhỏ
  • 1 muỗng tỏi băm nhỏ
  • 5 củ sả băm nhỏ
  • 1 trái thơm băm nhỏ
  • 2 muỗng đường trắng
  • 1 muỗng muối
  • 50g dầu phộng

Cách làm
: Đun nóng dầu với lửa vừa phải, bỏ tỏi và sả vào xào cho thơm. Xào khoảng vài phút thì bỏ thơm vào đảo đều luôn tay khoảng 5 phút thì bỏ đường muối vào, sau đó bỏ ớt vào,( cộng thêm phần xác ớt bột sau khi đã lấy màu ở Phần Thắng Dầu Màu ), tiếp tục xào khoảng 15 phút thì được.

Yêu cầu: hỗn hợp ớt có độ keo dẻo. (Có thể bỏ hủ trong tủ lạnh để dành ăn dần )

1.3. Rau ghém, hành ngò, chanh ớt:

1.3.1 Rau ghém : gồm có:

  • giá sống ( loại giá ốm nhách và dài, mình chỉ thấy ở Quy Nhơn mới có ),
  • bắp chuối trắng xắt nhuyễn,
  • rau muống chẻ
  • rau xà lách xắt nhỏ ( phải dùng dao thật bén để xắt cho khỏi bị dập )
  •  rau thơm ( chỉ ngắt phần lá )

Tất cả được rửa sạch và để riêng từng loại ( có người thích trộn lẫn với nhau thì cũng OK! )

1.3.2 Hành ngò: Gồm hành lá, ngò rí và 1 củ hành tây rửa sạch

  • Hành lá : phần củ hành chẻ mỏng, phần lá xắt nhuyễn
  • Ngò rí : xắt nhuyễn cùng với hành lá.
  • Hành tây : lột vỏ xắt mỏng ngâm với nước đá lạnh cho dòn và bớt hăng mùi hành. Sau đó vớt ra trộn chung với củ hành chẻ và hành ngò đã xắt nhuyễn.

1.3.3 Chanh ớt:

  • Ớt xanh ( ớt kim ) để nguyên trái, hoặc ớt sừng xanh xắt mỏng,
  • Chanh xắt khoảng làm tư bỏ lõi giữa.
  • Ớt xào, rau ghém, chanh ớt, một lưng chén nước mắm nhỉ được dọn sẵn ra để giữa bàn ăn.

Tám thêm
 : Các phần trên có thể áp dụng cho món Bún Chả Cá Quy Nhơn.
 

Phần 2: Chuẩn Vật Liệu

2.1 Vật Liệu:

  • Một chân giò heo khoảng 1kí ( giò trước )
  • 700g thịt bò bắp
  • 1 chén muối hột
  • 100g mắm ruốc huế
  • Một cây mía lau
  • 5 củ sả
  • 1 củ gừng già
  • 50g củ hành tím
  • 2 muổng muối xay
  • Tiêu xay ( bỏ sẵn trong hủ )
  • 1 chén nước mắm ngon
  • 4kí bún tươi
  • Huyết bò, hoặc heo ( xắt ra khoảng 20 miếng như đầu ngón chân cái )
  • 20 chả lá Huế, hoặc 250g chả lụa

2.2 Chuẩn Bị :


- Rửa và cạo thật sạch lông heo ( nhớ đeo kính để nhìn cho kĩ, hi hi, đó là kinh nghiệm bản thân ) và gỡ phần móng heo. Để nguyên chân giò, thịt bò rửa sạch cũng để nguyên tảng ngâm chung với chén muối hột cùng với xăm xắp nước, khoàng 1-2 tiếng đồng hồ.

- Róc sạch vỏ cây mía lau, chặt từng lóng khoảng 3 đốt tay, chẻ làm tư bỏ vào nồi cùng với khoảng 3 lít nước hầm trong nửa tiếng. Vớt mía ra ( có thể nhâm nhi chỗ mía này trong khi làm bếp cho đỡ buồn miệng, hi hí tongue ).

- Mắm ruốc huế ( phải đúng ruốc huế chứ ruốc vũng tàu là hư bột hư đường! ) quậy đều với 1 lít nước lạnh ( bỏ vào một son khác ) nấu với lửa vừa, nhớ vớt bọt. Khoảng nửa tiếng, khi nước ruốc tới, nghe thơm mùi ruốc ( nước ruốc lúc mới sôi còn nghe hăng mùi mắm, nhưng khi tới, thì có mùi rất thơm ), nhắc xuống để nguội, lóng nước trong.

- Củ sả rửa sạch đập dập, chặt làm hai, bó lại bằng dây lạt ( Không được bó bằng dây thun ). Hành, gừng rửa sạch để nguyên vỏ, nướng cháy sem sém, lột vỏ, đập dập. Huyết cắt ra thành từng khoảng 20 miếng cỡ bằng đầu ngón chưn cái cở lớn. Chả luạ ( nếu không có 20 cây chả lá ) cắt ra thành khoảng 10 lát rồi xắn mỗi lát thành hai.

- Lấy chân giò và thịt bò ra khỏi nước muối, rửa lại thật sạch với nhiều lần nước lạnh cho khỏi hôi mùi thịt. Rửa thật sạch dao thớt ( dùng loại thớt gỗ tốt sau khi chặt xong thịt không dính mùn thớt ). Chặt móng heo, chẻ ra làm hai ( đừng để nguyên cái móng, ngó thấy ớn lắm! ). Chặt chân giò ra thành từng khoanh có độ dày khoảng 1,5 phân. Đến phần xương không thể chặt khoanh thì lóc xương ra và dùng dây lạt ( không dùng dây thun ) bó phần thịt và da lại.

Tám thêm : Nhớ kiểm tra lại từng miếng thịt, nếu còn sót lại cọng lông heo nào thì phải dùng nhíp mà phăng teo nó đi. Đây có thể là những con sâu làm rầu nồi bún của mình đó! Phần huyết nếu có người sợ huyết thì không có cũng OK.

  
Phần 3: |Cách Nấu 

- Trước khi chặt giò heo, bỏ tảng thịt bò vào nồi nước hầm mía và bắc lên bếp, có thể đổ thêm nước nếu thấy nước không đủ ngập thịt. Khi nước sôi, nhớ vớt bọt.

- Sau khi chặt giò heo xong thì bỏ phần xương ( đã lóc ), móng và bó thịt dây lạt vào cùng với 1 muỗng muối xay, gừng, hành, sả và nước ruốc trong ( phần nước ruốc đục không lấy ) . Sau khoảng 5 phút bỏ hết phần giò khoanh vào. Nhớ luôn luôn canh vớt bọt. ( Lúc này nồi bún bò đã bắt đầu thơm lừng rồi đó các bạn. Đã đói bụng chưa? Hì Hì! )

- Thử tảng thịt bò và các miếng thịt, nếu dùng đũa có thể đâm vào được thì vớt tất cả ra rỗ ( đừng để quá nhừ ). Cho thêm 1 muỗng muối và nước mắm vào. Nhưng nhớ nêm nếm lạt thôi vì khi ăn, người ăn phải nêm thêm nước mắm sống mới đậm đà. Bỏ huyết vào và sau cùng là chế dầu màu ớt lên trên ( nếu có người không thể ăn cay có thể múc riêng ra một nồi nhỏ trước khi cho dầu ớt vào). Tắt bếp hoặc để lửa thật nhò chỉ đủ giữ nước luôn luôn nóng mà thôi.

- Thịt vớt ra đã nguội. Mở dây lạt của bó thịt heo và xắt lát ( dày mỏng tùy ý ) xong xắn làm hai thành nửa vầng trăng ( bắt chước ngôn ngữ của PN ! Hì Hí) . Thịt bò bắp xắt ra thành từng lát với những đường gân sẽ có hình như những cụm mây.

Tám Thêm : Thịt bò lâu mềm hơn thịt heo nên hầm thịt bò trước. Khi hầm nhớ canh vớt bọt để giữ nước lèo luôn trong veo. Khi thịt vừa mềm thì vớt ra ( khi ăn mới bỏ thịt vào nồi lại cho nóng ) không để quá nhừ. Phần sả, hành, gừng để luôn trong nồi không múc ra tô.
  

Phần 4: Cách múc bún ra tô và...ăn:

Nồi bún bò đã xong. Bún bò ăn nóng và cay mới ngon. Phần đông dân Huế ăn bún với ớt xanh nguyên trái cắn nghe cái bụp mới đã! Ăn với rau ghém sống, có người muốn ăn rau trụng thì trụng với nước thật sôi trước khi ăn chứ không trụng để sẵn ( cần có một cái vợt để trụng rau và bún tươi ).

Ăn với gia đình hoặc bạn bè đông vui mới ngon.Khi tất cả ngồi vào bàn rồi thì đầu bếp mới múc bún. Ai được múc trước thì ăn trước, đừng chờ múc cho đủ 20 người mới tất cả cùng ăn thì những tô múc trước cọng bún sẽ nở to không ngon. Dùng vợt trụng bún cho từng tô, trụng tới đâu múc tới đó, không trụng hết trước một lần. 

Trụng bún xong bỏ vào tô dùng kéo sạch xắn cho cọng bún bớt dài. Mỗi tô bún gồm có :

  • Một vầng trăng có chú cuội ( giò khoanh ). Ai không ăn giò thì một nửa vầng trăng ( thịt heo lát )
  • Một nửa vầng trăng ( chả lụa ) hoặc 1 cây chả lá.
  • Hai cụm mây ( thịt bò bắp xắt lát )
  • Một miếng huyết.
  • Bỏ hành ngò và rắc tiêu xay lên trên.

Khi ăn nặn chanh, bỏ ớt ( ớt xào hoặc ớt trái hoặc ớt xắt lát) và nêm thêm chút nước mắm ngon. Nếu có bia, rượu thì ăn một hơi cho hết mới uống bia chứ không rai rai tô bún sẽ nguội không ngon.

Chúc các bạn ngon miệng và hãy thực hiện một nồi bún bò huế cho vợ, chồng, con cái lé mắt luôn! Hì Hì!.


Theo Đông Oanh nthqn.org

Bún bò Huế là một món ăn ngon và cách nấu bún bò Huế cũng không phải dễ nhưng đây cũng không phải là một món quá khó đến nỗi chị em không nấu được tại nhà. Hôm nay mình chia sẻ cách nấu bún bò của mẹ mình, cách này luôn được cả nhà ủng hộ và không khó tí nào.

Nguyên liệu:
- 600g bắp bò
- 600g nạm bò
- 400g gân bò
- 1 cái giò heo (chọn giò trước) (khoảng 800g)
- 1kg xương ống hoặc xương giá
- 3 muỗng canh mắm ruốc Huế
- 6 cây sả
- 1 nhánh gừng nhỏ (50g)
- Hành tím, tỏ
- Bún, rau sống
- Chả Huế (tùy thích)
- Ớt, sa tế

Tập nấu bún bò Huế nào! - 1

Read more »
Nồi lẩu cua có màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, vàng của đậu rán và chả cá, mùi thơm lừng của cua đồng rất thích hợp cho những dịp quây quần bên gia đình dịp cuối tuần.
Vị ngon đậm đà, thơm lừng của cua khiến không khí gia đình trong mùa đông thêm ấm áp.
Với lẩu riêu cua, không có chuẩn mực nào về gia vị, các món ăn kèm bởi phong vị mỗi miền lại khác nhau. Tuy nhiên, lẩu riêu cua không thể thiếu vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, mềm ngọt của sườn sụn… Thưởng thức nồi riêu cua đồng, thêm nhớ về tuổi thơ với những món ăn mà mẹ từng nấu.
Nguyên liệu: (cho 6 người ăn)
- Cua đồng: 500g
- Sườn sụn: 500g
- Giấm bỗng: 1 bát nhỏ
- Cà chua, hành hoa, hành củ, rau thơm, xà lách
- Chả cá
- Bún
- Đậu trắng
- Thịt bò: 300g
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Đậu phụ thái miếng vừa ăn, rán giòn.
- Cua đồng xay nhuyễn, để riêng gạch cua. Thịt cua lọc kỹ, lấy nước. Cho chút muối vào nước cua đã lọc, đun sôi cho cua nổi lên, vớt ra bát.
- Cho dầu ăn đun nóng, hành khô thái nhỏ cho vào phi thơm. Thả gạch cua vào đun một chút rồi bắc chảo ra.
- Sườn sụn rửa sạch. Luộc sơ sườn cho hết chất bẩn rồi rửa lại cho sạch.
- Ướp sườn cùng gia vị, xào qua rồi đổ ngập nước. Đun cho đến khi sườn sụn chín mềm.
- Thịt bò rửa sạch, ướp cùng tỏi và gừng, gia vị. Thịt bò để nhúng lẩu.
- Cà chua bổ cau, hành thái nhỏ, hành củ chẻ làm đôi để cho vào nước lọc cua, làm nước dùng.
- Rau sống rửa sạch, ăn kèm với lẩu. Nếu thích, bạn có thể cho thêm chút hoa chuối vào rau sống để dậy mùi cua.
- Bắc nồi nước dùng cua lên bếp từ, cho thêm chút giấm bỗng, gia vị cho vừa ăn. Đun sôi nước cua và cho gạch cua vào, thả sườn non đã đun mềm vào, thêm chả cá, đậu đã rán vào, ăn kèm với bún.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo Amthuc365.vn
Tôm có thể xào theo nhiều cách khác nhau nhưng đều mang lại hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Thỉnh thoảng chị em hãy làm các món tôm xào cho cả nhà thưởng thức nhé!
Bí đao xào tôm
Nguyên liệu:
  • 8 con tôm
  • 50 g thịt heo
  • 200 g bí đao
  • 1 nhánh hành lá
  • 1 thìa cà phê tỏi băm
  • 2 thìa cà phê hạt nêm
  • 1 thìa cà phê nước mắm
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1/2 thìa cà phê tiêu xay
  • 1 thìa súp dầu ăn.
Cách làm:
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, giữ đuôi, ướp hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn, để thấm gia vị.
  • Thịt heo rửa sạch, cắt sợi.
  • Bí đao chọn quả non, gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi, chần sơ, vớt ra để ráo.
  • Hành lá rửa sạch, đầu hành băm nhỏ, phần lá cắt khúc.
  • Làm nóng dầu, phi thơm đầu hành và tỏi băm, cho thịt vào đảo nhanh tay. Khi thịt chín tái cho tôm vào xào, tiếp theo là bí đao, cho hạt nêm vừa ăn. Cho hành lá vào, nhắc xuống.
  • Cho ra đĩa, chấm kèm nước tương.
  • Bí đao chọn quả non, gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi, chần sơ, vớt ra để ráo.
  • Làm nóng dầu, phi thơm đầu hành và tỏi băm, cho thịt vào đảo nhanh tay. Khi thịt chín tái cho tôm vào xào, tiếp theo là bí đao, cho hạt nêm biển vừa ăn. Cho hành lá vào, nhắc xuống.
Rau rút xào tôm thịt
Nguyên liệu:
  • Tôm: 100 gr
  • Thịt nạc vai: 100 gr
  • Rau rút: 1 bó
  • Cà rốt: 1 củ nhỏ
  • Tỏi, gia vị, hạt nêm.
Cách làm:
  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, dùng dao khứa dọc theo lưng tôm lấy chỉ đen. Ướp tôm với một chút xíu hạt nêm.
  • Rau rút nhặt bỏ phần xốp trắng, lấy phần lá, ngọn và phần thân non bẻ thành từng đoạn dài 3- 4cm. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Tỏi băm nhỏ.
  • Thịt thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt cùng với một chút gia vị, hạt nêm và hạt tiêu trong vòng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
  • Rau rút và cà rốt chần qua nước đun sôi rồi ngâm ngay vào bát nước đá để giữ màu cho rau.
  • Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào chín. Tiếp đến cho thịt vào xào cùng.
  • Xào chín thịt, cho rau rút và cà rốt vào xào. Đảo nhanh tay trong vòng 1 phút, bỏ thêm chút hạt nêm vào cho vừa miệng, tắt bếp.
Tôm xào nụ mướp
Nguyên liệu:
  • Nụ mướp: 200 gr
  • Tôm lớp hoặc tôm biển: 200 gr
  • Tỏi.
Cách làm:
  • Tôm bóc vỏ, bỏ đầu. Mẹo để bóc vỏ tôm được dễ dàng hơn là sau khi mua tôm về, rửa sạch, các bạn cất tôm lên ngăn đá tủ lạnh khoảng 20 phút mới lấy ra, việc bóc vỏ tôm sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Ướp tôm với 1 chút hạt nêm.
  • Bắc chảo lên bếp, láng chút dầu ăn, đợi dầu nóng già thì trút tôm vào đảo nhanh tay với lửa lớn. Cách làm này giúp cho tôm không bị tiết nhiều nước, phần thịt bên ngoài tôm săn chắc còn phần thịt bên trong vẫn mềm, ngọt.
  • Nụ mướp rửa sạch, để ráo. Phi tỏi đập dập thật thơm rồi cho nụ mướp vào xào.
  • Hoa mướp rất nhanh chín nên chỉ cần đảo qua lại vài lần là các bạn có thể trút tôm vào xào cùng, nêm nếm gia vị thêm lần nữa cho vừa miệng. Tắt bếp, cho món tôm xào nụ mướp ra đĩa.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Theo Amthuc365.vn

Tìm kiếm

Các chủ đề

MẮM SÒ CÔ UYÊN

Của hàng Mắm Cô Uyên
Sđt: 0777.4222.75
Website: www.mamhue.com

Liên hệ 0777.4222.75 để đặt Mắm ăn ngay trong ngày !

Bài xem nhiều