Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Thất bại của Món Huế, theo các chuyên gia, xuất phát từ vấn đề chất lượng, nguồn tài chính và quản lý của doanh nghiệp, trong quá trình mở rộng nhanh.


Từng là niềm mơ ước của nhiều thương hiệu Việt với tốc độ phát triển nhanh, sở hữu hàng trăm điểm bán ở vị trí đắc địa, chuỗi Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy... đóng cửa hàng loạt gây xôn xao.
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, Huy Việt Nam, ông chủ của chuỗi Món Huế, là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời. Nhà đầu tư Mỹ Mark Mobius, người rót 15 triệu USD vào Huy Việt Nam, từng khẳng định "sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này cần", theo thông cáo báo chí được doanh nghiệp phát ra vào năm 2015. 
Thế nhưng, loạt cửa hàng dừng hoạt động, doanh nghiệp bị tố nợ lương, chậm thanh toán cho các nhà cung cấp, cùng với khoãn lỗ hơn 50 tỷ đồng mỗi năm trong 2 năm gần nhất... Món Huế, giờ đây, được các chuyên gia đánh giá là sự thất bại. 
“Không thể ăn ở quán thương hiệu mà dở”
"Tôi từng rất mê Món Huế. 10 hay 12 năm trước, khách quốc tế nào đến thăm thì thế nào cũng sẽ được tôi dẫn đến đấy một bữa. Ai cũng trầm trồ tấm tắc làm chủ tiệc cũng thấy tự hào.

2-3 năm trước ghé lại thì thấy không còn như trước... Lần gần nhất ghé lại, tôi thật sự thất vọng. Cửa hàng bắt khách đứng chờ rất lâu trong khi phục vụ lề mề, không sốt sắng, không gian bẩn thỉu, thức ăn dở tệ".
Chuyên gia kinh tế Trần Bằng Việt, CEO Dong A Solution, kể lại trải nghiệm của các nhân ông với Món Huế khi phân tích với Zing.vn về sự thất bại của chuỗi này, buộc phải đóng cửa đồng loạt.
Nhan 30 trieu USD, vi sao Mon Hue that bai? hinh anh 1
Các khó khăn mà bất kỳ chuỗi nào cũng phải đối mặt là tài chính, trình độ quản lý và quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm. Theo các chuyên gia, Món Huế đã không giải quyết tốt các vấn đề này.
Ông Trần Bằng Việt nhấn mạnh đến việc Món Huế đã xem nhẹ, thậm chí là đánh đổi trong vấn đề tài chính.
Nhận vài chục triệu USD từ các quỹ đầu tư, Huy Việt Nam đã tăng quy mô chóng mặt. Chỉ riêng năm 2015, ba thương hiệu chính là Phở Ông Hùng, Món Huế và Cơm Express đã nâng số cửa hàng gấp 7 lần, từ 14 cửa hàng năm 2014 lên 110 cửa hàng vào cuối năm 2015.
Trước khi đóng cửa hàng loạt, Huy Việt Nam có 200 điểm bán với 10 thương hiệu khác nhau.
Nhan 30 trieu USD, vi sao Mon Hue that bai? hinh anh 2
“Việc mở rộng quá nhanh trong khi chưa có hiệu quả tài chính đủ tốt tại những cửa hàng hiện tại là quá mạo hiểm”, ông Việt nói.
Ông phân tích Món Huế mở rộng với hy vọng quy mô tăng nhanh sẽ giúp giảm chi phí bình quân là chưa chính xác trong ngữ cảnh của ngành hàng F&B (thực phẩm và đồ uống) vốn đòi hỏi chi phí mặt bằng cao, tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệu lớn, mức độ đa dạng nguyên vật liệu cao dẫn đến ưu thế trong thương lượng với nhà cung cấp không thật tốt.
“Chính điều này đã đốt tiền của nhà đầu tư; tạo ra sức ép tài chính, sức ép trong dòng tiền; tạo ra sự hy sinh và suy giảm về chất lượng sau này”, ông Việt nói. Nhà cung cấp của Món Huế lại đến Công an TP.HCM gửi đơn tố cáo Sáng 23/10, gần 20 nhà cung cấp cho chuỗi nhà hàng Món Huế tiếp tục kéo đến Công an TP.HCM để gửi đơn tố cáo việc bị chậm thanh toán, mất liên lạc với lãnh đạo Huy Việt Nam.
Kết quả kinh doanh của Món Huế 3 năm gần nhất cho thấy song hành với mở rộng quy mô của chuỗi này là kết quả kinh doanh xuống dốc. Giữ nguyên mức doanh thu khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm, Món Huế từ chỗ lãi gần 300 triệu đồng năm 2016 đã lỗ lần lượt 54 tỷ đồng và 50 tỷ đồng vào các năm 2017 và 2018. Lỗ lũy kế của chuỗi này vào cuối năm 2018 là khoảng 107 tỷ đồng
Ông Việt cũng cho rằng tốc độ phát triển chuỗi Món Huế quá nhanh so với chất lượng đội ngũ và hệ thống quản lý.
"Rất dễ để tìm nhân sự và phương pháp quản lý phù hợp cho 1-3 cửa hàng. Tuy nhiên, số lượng điểm bán tăng lên, nhất là tăng đột ngột trong một thời gian ngắn thì đó là một thảm hoạ. Và thảm họa này sẽ càng nặng nề hơn khi Món Huế mở rộng sang những địa bàn khác, với đặc thù đội ngũ và quản lý quá khác biệt", ông phân tích. "Không chỉ Món Huế mà cả trăm thương hiệu khác đã và đang đau đầu mỗi ngày với những điều này. Bạn không dễ khắc phục, kể cả khi bạn có tiền hay rất nhiều tiền”.
Ông Việt cho rằng hệ thống đào tạo nội bộ, ứng dụng công nghệ và một chút văn hoá doanh nghiệp có thể làm nhẹ bớt áp lực về đội ngũ và hệ thống quản lý. Tuy nhiên, để làm được điều này cần có thời gian và cả năng lực điều hành hệ thống nữa.
Nguyên nhân tiếp theo được ông Việt phân tích là sức mạnh thương hiệu của Món Huế đã được đánh giá quá cao. Ông đánh giá thương hiệu của Món Huế và Phở Ông Hùng là khá tốt, nhưng chúng cũng có một phạm vi tác động nhất định. Sức mạnh của thương hiệu cũng chỉ phát huy khi đồ ăn đủ ngon mà thôi.
“Ta có thể ăn ngon mà không cần thương hiệu, nhưng không thể ăn ở quán thương hiệu mà dở và phục vụ tệ. Sản phẩm thực phẩm sẽ khác hơn so với các sản phẩm mang tính biểu tượng khác”, ông Việt nói.
Bài học cho các chuỗi kiểu Món Huế
Chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của mô hình chuỗi nhà hàng. 
Thứ nhất, chuỗi nhà hàng phải có mô hình sản phẩm đồng bộ, cụ thể với Món Huế là sản phẩm ăn uống. Trong khi tập quán người Việt Nam về ăn uống, chỉ có giới trẻ thích mô hình chuỗi, trong khi các độ tuổi khác thì không.
Nhận 30 triệu USD, vì sao Món Huế thất bại?
Một cửa hàng Món Huế tại TP.HCM.
Thứ ba, chuyên gia kinh tế cho rằng logistics trong cung ứng nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng rất quan trọng, đặc biệt là các nguyên liệu tươi. Ở các chuỗi bán cà phê thì dùng nguyên liệu khô, mang tính dễ dàng hơn, dễ đồng bộ hơn. Tuy nhiên, với Món Huế thì khó hơn rất nhiều vì dùng nguyên liệu đa dạng, đặc biệt.Thứ hai, kinh doanh theo chuỗi thì đòi hỏi tính đồng bộ trong vận hành quản lý, nhân viên phục vụ. Ông Hiển đánh giá các chuỗi ở Việt Nam, trong đó có Món Huế, chưa giỏi vận hành quản lý, thiếu tính đồng bộ.
“Nếu cung ứng nguyên liệu của Món Huế đồng bộ tốt, thì lại không có lợi thế về giá thành”, ông Hiển nhận định.
Từ những phân tích đó, ông Hiển cho rằng để một chuỗi đồ ăn phát triển nhanh thì phải có nguồn tài chính rất lớn. Đồng thời, việc sử dụng tài chính cũng phải được tính toán rất khéo léo.
Tuy nhiên, ông đánh giá ở Việt Nam, các chủ đầu tư thường không tính được đường dài. Trong trường hợp chuỗi có nguồn tài chính không dồi dào, thì chỉ nên tập trung phát triển thương hiệu và hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng. Việc mở rộng điểm bán thì nên dùng cách chia sẻ thương hiệu nhượng quyền nhu cách mà KFC, Lotteria… đã làm thành công.
Tuy nhiên, Món Huế lại mở rộng theo kiểu tự mình làm, dẫn đến chi phí lớn, tăng áp lực về quản lý.
“Nếu nhượng quyền thì từng cửa hàng sẽ là những nhà đầu tư nhỏ, mô hình mở rộng như vậy không bị lo về vốn, giám sát quản lý. Người chủ nhỏ khi bỏ vốn sẽ làm việc chu đáo hơn, nỗ lực hơn. Công ty chỉ lo làm thương hiệu, huấn luyện thì sẽ tốt hơn”, ông Hiển nói.
Một nguyên nhân quan trọng mà ông Hiển chi ra là món ăn tại chuỗi Món Huế không đạt so với các quán ăn nhỏ lẻ chính người Huế làm ở TP.HCM. Ông nhấn mạnh chất lượng sản phẩm mang yếu tố quyết định. Nếu chất lượng món ăn tốt mà yếu kém về quản lý có thể sửa được.
“Nhưng chất lượng không có thì mọi nỗ lực marketing, làm hình ảnh chỉ đốt tiền mà thôi. Chất lượng ổn định, được thừa nhận thì anh mới có thể nhượng quyền, chuỗi mới thành công được”, ông nói.
Trong khi đó, theo ông Trần Bằng Việt, để các chuỗi thành công, các chuỗi cần rất chú ý đến tốc độ “nhân rộng” và chất lượng sản phẩm.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm một điểm bán thật tốt, để tìm ra công thức thành công, hoàn thiện sản phẩm và chính sách giá. Từ đó cũng kiểm soát tiêu chuẩn đầu vào và kiểm soát chi phí.
Thứ hai, doanh nghiệp nên chậm rãi nhân ra 2-3 điểm bán để vừa làm vừa tinh chỉnh hệ thống quản lý, tiêu chuẩn và chính sách cho đội ngũ, khả năng kiểm soát chất lượng toàn hệ thống.
Thứ ba, ông Việt cho rằng chỉ khi dòng tiền sinh ra từ 3 điểm bán đầu tiên đủ cáng đáng cho điểm bán thứ 4 mà không phải vay mượn thì mới nhân thêm. Sau đó, việc nhân điểm bán cứ như vậy cho đến khi phủ kín địa bàn hiện tại.
Thứ tư, khi mở sang địa bàn hay phân khúc khách hàng khác, ông Việt cho rằng doanh nghiệp cần làm chậm để tinh chỉnh lại hệ thống và chính sách trước khi mở rộng thêm.
Cuối cùng, vị chuyên gia cho rằng việc mạo hiểm, quyết liệt có thể sẽ nhanh hơn trong việc mở rộng chuỗi chỉ khi doanh nghiệp có đủ may mắn. Tuy nhiên, điều này sẽ không mang lại hiệu quả và bền vững lâu dài.
“Câu nói muốn nhanh thì phải từ từ trong hoàn cảnh này là không sai”, ông Việt nói.
(Theo Zing)


Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Mắm thương, mắm nhớ quê nhà
(LV) - Cố đô Huế nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực cung đình chế biến cầu kỳ. Đặc biệt trong các món ăn dân gian, các loại mắm muối qua bàn tay tài hoa chế biến của các cô gái Huế đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách như Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Nguyễn Tuân.
Sắc hương mùi nhớ bốn mùa
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu ăn ngon, ăn lạ của con người cũng theo đó tăng lên. Huế cho ra đời các loại mắm có hương vị lạ miệng, đẹp mắt, thu hút du khách mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Là một trong những chợ trung tâm nổi tiếng nhất ở Huế, chợ Đông Ba không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi du khách có thể được thưởng thức những món ngon với đặc sản “mắm” xứ Huế.
Bao giờ cũng vậy, hễ cứ tới những ngày lạnh trời là những người bán mắm ở Huế bước vào mùa thu nhập chính trong năm. Chợ Đông Ba có hẳn một “phố mắm” ở đường Chương Dương cạnh bờ sông Hương với đủ thứ mắm ngon nức tiếng. Các chợ quê ở Huế, chợ nào cũng có “dãy hàng mắm” như vậy.
Người phụ nữ Huế chịu thương chịu khó đã chế biến ra hàng trăm thứ mắm theo bốn mùa. Gọi theo tên nguyên liệu chế biến ra mắm thì có mắm cá nục, mắm cá ngừ bột, mắm còng, mắm cá cơm than, mắm cá cơm duội, mắm cá đối, mắm rươi, mắm gạch cua, mắm sò, mắm cá thu, mắm cá ngừ ruột, mắm nục bỏ ớt cà, mắm lòng cà pháo, mắm dưa, mắm dút (tép đồng). Đặt tên theo cách chế biến, cách sử dụng lại có mắm nêm, mắm thính, mắm chua, mắm ngọt, mùa nào thức ấy. Mùa đông xuân rét mướt thì mắm cá ngừ, mắm dút, mắm thính cá chuồn, mắm cá nục, cá trích. Mùa thu thì mắm nêm cá cơm, cá thu, mắm sò. Mùa hạ thì mắm dút, mắm dưa, mắm cà.
Tùy theo nguyên liệu địa phương sẵn có, người phụ nữ nơi đây đã chế biến ra thứ mắm không giống ai. Xưa kia, mỗi khi đến “mùa mắm”, người dân nơi đây thường phải tiến cung dâng cho hoàng gia thưởng thức. Từ khi còn là một làng chài nghèo, hẻo lánh, người phụ nữ Lăng Cô đã được biết tiếng với món mắm sò đặc biệt, dâng tiến các vua thời Nguyễn. Mắm rò không đâu bằng làng An Truyền, vốn nằm bên bờ đầm Chuồn, sẵn có loài cá rò nhỏ li ti nhưng béo, thơm vô cùng khi chế biến thành mắm rò chín đỏ lựng, mới bắt mùi đã thèm ứa nước miếng. Mắm cá trích thì phải nhắc đến làng Phương Diên, cách Huế 30 km, vẫn có thương nhân tìm mua sỉ mỗi khi heo may bắt đầu về.
Nhìn chung các thứ mắm Huế không quá mặn, không quá ngọt, song bao giờ cũng cay xè lưỡi. Mỗi khi dọn món mắm ra mâm, các bà nội trợ Huế thường trộn vào mắm các gia vị như tỏi, ớt bột, đường, bột nêm, mì chính. Tất nhiên mắm có kèm với bất kỳ món ăn nào cũng phải có đĩa rau thơm các loại, chuối chát xắt lát mỏng.
Dân dã mà ngon
Mắm là món ăn làm khá công phu và cầu kỳ, mất thời gian chờ đợi mắm chín mới ăn được, nhanh thì hai tuần, chậm thì ngót nghét nửa năm. Nhưng đến lúc ăn thì ai cũng tấm tắc bởi sự tinh tế, sắc màu hấp dẫn và thơm ngon, lạ miệng.
Cái khó và cũng là điểm hấp dẫn nhất của mắm chính là màu sắc, mắm ngon khi chín chỉ nhìn cũng nhận ra là có màu hồng tươi, nếu màu xám tro, màu thịt trâu là mắm bị hỏng. Có thể vị thơm ngon quyết định sự thành công của người phụ nữ giỏi nghề làm mắm, bắt nguồn từ cái chất bẩm sinh của họ. Người Huế xưa nay không giải thích, nhưng vẫn bảo những phụ nữ giỏi làm mắm ngon là người “có tay” làm mắm, tương tự như người nào có “hoa tay” thì viết chữ, thêu thùa đẹp.
Người Huế ăn thịt bê thui phải chấm mắm nêm mới thành món Huế. Ăn bún gạo thô thì phải chan mắm nêm, trộn đều, cắn miếng ớt hít hà, ngon không gì sánh bằng. Với cánh đàn ông thích nhậu mắm, chỉ cần cải biên mắm thành nước chấm đủ kiểu, rồi đem bánh tráng nhúng nước sơ sơ, cuốn rau đủ loại, chấm mắm, ăn vào nhậu miết cũng không say.
Nhìn thì mộc mạc, đơn giản, bình dân, nhưng mắm Huế không chỉ có mặt trong bữa cơm gia đình mà theo truyền thống Huế, mỗi khi sắp đến ngày giỗ ông bà tổ tiên, người trong nhà lo nhất là việc làm mắm, có khi phải làm trước vài ba tuần để mắm kịp chín. Với người Huế, việc dâng cúng phải thể hiện tấm lòng thành kính nên phải tự tay làm mắm. Món mắm đơn sơ nhưng trên mâm cỗ giỗ nó vinh dự được xếp ở vị trí trung tâm, trong bữa tiệc thiết đãi khách sang trọng cũng vậy.
Đến nay, nắm bắt xu thế Huế đang thu hút rất đông du khách, nên quanh năm đều có đủ loại mắm bày bán tại chợ Đông Ba và các chợ lân cận. Về mùa mưa Huế, rả rích, dầm dề, dai dẳng, tuy không đi chợ nhưng trong gia đình sẽ thêm phần ấm cúng, ngon miệng mỗi khi người phụ nữ vào bếp trổ tài với các món mắm đơn giản, dễ làm mà rất hao cơm.
Vũ Hào





Nếu đến Huế, bạn hãy một lần thưởng thức món canh môn sen này bạn nhé. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất thú vị bởi món ngon dân dã mà đặc sắc này.


Ở vùng đất ven đầm phá Tam Giang (thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) có trồng một loài cây truyền thống được cư dân trồng rất nhiều và ngày nay trở thành đặc sản, đó là cây môn sen. Các bậc cao niên nơi đây cho hay, cây môn sen được trồng trên vùng đất này sau khi được chế biến thì hết sức thơm ngon lại không hề ngứa như thuộc tính của loài môn.

Chính vì thế, rất được cư dân Huế và du khách ưa chuộng. Qua bàn tay khéo léo của những người nội trợ xứ Huế, môn sen được chế biến thành nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng như dưa chua môn sen, cháo môn sen… nhưng ngọt thơm và thông dụng nhất vẫn là món canh môn sen nấu với tôm tươi sống ở đầm phá Tam Giang.

Nét đặc trưng của món canh này là khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngan ngát như hạt sen khi nấu chin. Vị ngọt mát cùng cảm giác giòn sật của thân môn sen kết hợp với sự dẻo, bùi của “chột” môn sen (chột là phần thân tiếp giáp với củ). Tất cả hòa quyện sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị. Một lần thưởng thức là nhớ mãi không quên. Bởi thế, theo các cụ cao niên sống ở vùng đất này thì ngày xưa, món canh này từng được dùng để tiến Vua.

Môn sen được bán ở hầu khắp các chợ xứ Huế, vươn xa đến tận Đà Nẵng, Nha Trang hay vào đến thành phố Hồ Chí Minh… để món canh môn sen thơm ngọt luôn có mặt trong bữa cơm gia đình của người Huế xa quê như là sự “hiện diện” của quê hương xứ sở.


Cách chế biến món canh môn sen rất đơn giản. Sau khi mua môn sen ở chợ về, rửa qua cây môn sen cho sạch lớp đất cát bám ngoài rồi tiến hành gọt vỏ phần củ và phần “chột sen”, tước qua vỏ của thân môn sen rồi cắt mỏng phần củ và cắt phần thân thành khúc dài khoảng 4 - 5cm. Sau đó rửa sạch lại một lần nữa và chờ ráo nước.

Tôm tươi được làm sạch rồi tẩm ướp gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu giả nát cùng vài củ hành tím. Ướp trong vài phút cho thấm rồi bắc nồi lên bếp phi thơm dầu phụng bằng củ hành hay củ nén (hành tăm) rồi cho tôm đã thấm gia vị vào xào chín.Tiếp đến dùng một chút ruốc Huế hòa với nước sạch lắng trong vài phút rồi gạn lấy nước ruốc trong đó cho vào nồi tôm đã um. Đun sôi rồi cho môn sen đã sơ chế vào nấu chín. Lúc bấy giờ cả gian bếp sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng của món canh môn sen rất khó diễn tả thành lời đang kích thích vị giác làm cho người ăn muốn được thưởng thức ngay.

Canh môn sen thích hợp cho các bữa cơm gia đình ấm cúng, nhất là nhân dịp cuối mùa đông đầu xuân. Món canh này dùng nóng hay nguội đều ngon. Khi thưởng thức món canh môn sen bạn sẽ bị “mê hoặc” tất cả các giác quan. Mùi thơm dịu như hạt sen hòa trong mùi thơm nồng nàn của gia vị sẽ làm cho bạn muốn hít hà thật lâu. Cảm giác gìòn sật của cọng môn và cảm giác dẻo, bùi của củ môn sen cùng vị ngọt mát thanh tao chắc chắn sẽ làm say lòng người thưởng thức.


Nguồn: langvietonline.vn





Tré là một món đặc sản trứ danh của vùng đất miền Trung đầy nắng gió. Tré có vị giòn giòn, dai dai của mũi và tai heo cùng với độ mềm mềm, béo béo của da và thịt heo, tạo nên một hương vị rất đặc biệt. Để giúp các bạn không cần phải đến tận miền Trung để thưởng thức món ăn này, hôm nay, Chuyên mục Các món ngon ở Huế sẽ hướng dẫn các bạn cách làm tré Huế chuẩn vị tại nhà nhé!

Tré Huế tuy chỉ là một món ăn dân dã nhưng lại có hương vị đặc biệt và chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Tuy cách chế biến tré Huế khá đơn giản nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn. Nguyên liệu để làm tré rất quen thuộc, đặc trưng và dễ tìm như da heo, tai, mũi heo, thịt ba chỉ, tỏi, riềng, thính, mè, lá ổi, lá chuối…. Tuy nguyên liệu không cầu kỳ, nhưng khi chúng kết hợp với nhau lại tạo nên một món ăn tinh tế và đậm chất của ẩm thực cố đô. Cùng thực hiện ngay món này thôi nào!

cach lam tre hue

Tré Huế có vị cay cay chua chua gây kích thích vị giác và ăn hoài không thấy chán (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cần chuần bị
1kg tai và mũi heo
200g da heo
200g thịt ba chỉ
300g riềng
100g ớt tươi
100g ớt khô
Thính
Tỏi
Mè rang
Muối, bột ngọt, đường
Lá ổi

Cách làm món tré đặc sản Huế
Bước 1: Tai heo, mũi heo và da heo khi mua về bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi dùng hỗn hợp giấm muối chà sát vào tai, mũi heo để khoảng 10 phút cho sạch hết bẩn. Tiếp theo, bạn rửa sạch với nước và cho vào nồi luộc chín, cho thêm vài tép tỏi, gừng thái lát và hoa hồi để khử mùi.
Bước 2: Thịt ba chỉ bạn đem rửa sạch và cho vào nồi luộc sôi.
Bước 3: Khi tai, da, mũi heo và thịt ba chỉ chín, bạn vớt ra cho ngay vào nước lạnh, rồi vớt ra để ráo. Sau đó, bạn cắt thành từng sợi thật mỏng.
Bước 4: Riềng bạn đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái thành sợi thật nhỏ. Tỏi bạn đem bóc vỏ, giã nhuyễn. Mè bạn đem rang cho dậy mùi thơm.
Bước 5: Bạn cho thịt ba chỉ, tai heo, mũi heo, da heo đã cắt mỏng vào thau. Tiếp đó, cho thêm riềng cắt sợi, thính, tỏi băm, ớt cắt, ớt khô, tiêu và mè rang vào rồi trộn đều hỗn hợp. Sau đó, bạn cho thêm muối, hạt nêm, đường vào cho vừa ăn rồi trộn đều lần nữa.
Bước 6: Lá ổi và lá chuối, bạn rửa sạch để ráo. Xé lá chuối theo chiều ngang rồi đặt lá chuối xuống, đặt lá ổi vào giữa lá chuối, cho một ít hỗn hợp đã trộn vào, gấp hai mép lá chuối lại và cuộn tròn chặt tay. Sau đó, dùng dây buộc chặt lại.



Vậy là hoàn thành món tré Huế rồi đấy. bạn để thành phầm ở nơi thoáng mát khoảng 2 – 3 ngày là dùng được. Gỡ bỏ lớp lá bên ngoài, mùi thơm của tré sẽ lan tỏa thơm nức mũi, không chỉ vậy khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ cay cay, đậm đà, hơi chua chua của tré. Chắc chắn món ăn này sẽ khiến cho cả gia đình bạn yêu thích đấy. Chúc các bạn thành công!


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Không chỉ ở TP.HCM, Món Huế tại Hà Nội cũng đóng của cả loạt, quán trống trơn. Một số người sống cạnh các cửa hàng này cho biết, quán đã đóng cửa khoảng 4 ngày nay, bàn ghế đã được chuyển đi hết.

Theo ghi nhận của PV. VietNamnet, hàng loạt cửa hàng Món Huế nằm trên các con phố lớn ở Hà Nội như: Xã Đàn, Tràng Thi - Thợ Nhuộm, Thái Hà, Phố Huế,... đã âm thầm đóng cửa. Bên trong các cửa hàng này trống trơn, bàn ghế nội thất đã được chuyển đi từ lâu.
Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tiến - nhân viên bảo vệ cho một cửa hàng thời trang ngay sát nhà hàng món Huế 65 Xã Đàn (Đống Đa) - cho biết, nhà hàng Món Huế đã ngừng kinh doanh được khoảng chục ngày nay. Và cách đây khoảng 4 ngày thì họ đã chuyển toàn bộ điều hòa, bàn ghế đi nơi khác.
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang

Loạt cửa hàng Món Huế ở Hà Nội đóng cửa không rõ lý do
Trong khi đó, một người dân khác sống ngay kế bên cửa hàng Món Huế (Đống Đa) cũng cho hay, quán đóng cửa được khoảng 4 ngày nay. Chiều 22/10, có vài người kéo đến đây đòi nợ, song quán đóng cửa, không có ai nên họ lại quay đi.
Tương tự, nhà hàng Món Huế ở 316 Bà Triệu cũng đã đóng cửa. Phía trước nhà hàng, khá nhiều xe ôm công nghệ đứng đợi khách, hàng trà đá cũng cho khách ngồi tràn hết mặt tiền của của quán.
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Món Huế ở 65 Xã Đàn đã đóng cửa được khoảng chục ngày nay
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Bên trong các nhà hàng Món Huế ở Hà Nội đều trống trơn, bàn ghế đã được chuyển đi từ lâu
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Mặt tiền Món Huế ở Bà Triệu thành nơi tụ tập của xe ôm công nghệ
Trong khi đó, một người dân sống gần cửa hàng Món Huế ở 179 Phố Huế cho biết, nhà hàng này ngừng hoạt động gần một tháng nay, mặt bằng đã cho người khác thuê và đang được sửa chữa để kinh doanh mặt hàng khác.
Các cơ sở của nhà hàng Món Huế trên một vài tuyến đường như: Trần Thái Tông, Mễ Trì, Trần Duy Hưng,... đều đóng cửa, treo biển nghỉ bán hàng. Nhiều thực khách tới nơi đều ngơ ngác ra về.
Theo anh Nguyễn Văn Hà, người dân ở Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), nhà hàng Món Huế đã đóng cửa được hơn 1 tháng nay không rõ lý do, các số điện thoại trên website đều không có ai bắt máy.
Tương tự, tại một cơ sở trên đường Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đã ngưng hoạt động, nhà hàng tối om, không một bóng người.
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Nhà hàng Món Huế ở Cầu Giấy đã ngưng hoạt động
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Cơ sở ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm) cũng đóng cửa vắng tanh
Một bảo vệ ở đây kể rằng nhà hàng đã đóng cửa được 1 tháng. Theo nhiều người đồn đoán, có thể do vấn đề nội bộ trục trặc nên họ đóng cửa để giải quyết. Nhiều khách đến rồi lại về không, các số điện thoại liên hệ đều không có người bắt máy.
Đáng chú ý, không chỉ một vài nhà hàng không hoạt động mà tất cả cơ sở nhà hàng Món Huế trên các tuyến đường Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Đạo Thúy,... đều đồng loạt đóng cửa nghỉ bán đã hơn 1 tháng, không hẹn thời gian mở cửa trở lại.
Chị Vũ Thị Linh ở Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cuối tuần trước gia đình chị có tới nhà hàng Món Huế ở Trần Thái Tông nhưng thấy treo biển nghỉ bán. Đến hôm nay vẫn chưa thấy mở cửa trở lại.
“Tôi nghĩ chắc chỉ đóng cửa mấy hôm để sửa sang lại cửa hàng, không ngờ lại lâu đến vậy, số điện thoại cũng không liên hệ được nên tôi cũng thắc mắc không rõ nguyên nhân tại sao”, chị Linh cho hay.
Món Huế đóng cửa cả loạt, nghi án vỡ nợ quán tan hoang
Tại TP.HCM hàng trăm nhà cung cấp nguyên liệu tụ tập ở trụ sở công ty Món Huế để đòi nợ
Ngày hôm nay, tại TP.HCM hàng người dân đã kéo đến trụ sở làm việc của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế - đơn vị quản lý chuỗi nhà hàng Món Huế (đường Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1) để đòi nợ khi thấy nhiều nhà hàng Món Huế đã đóng cửa ngừng hoạt động.
Những người này cho biết họ là các nhà cung cấp nguyên liệu cho Món Huế và bị công ty này nợ tiền nhiều tháng nay nhưng không trả, mặc dù đã quá hạn nhiều lần. Song khi đến đây mới phát hiện công ty không còn ai làm việc vì nhân viên nghỉ hết. 
Ngay sau đó, các nhà cung cấp nguyên liệu cho Món Huế đã về trụ sở công an phường Cô Giang để trình báo sự việc, làm đơn tố cáo. 
Theo tính toán của các nhà cung cấp, ước tính ban đầu Món Huế nợ gần 10 tỷ đồng của nhà cung cấp nguyên liệu, chưa kể lương nhân viên. 
Lưu Minh - Phạm Thanh



TP HCM Các cơ sở kinh doanh, văn phòng của chuỗi nhà hàng Món Huế đồng loạt đóng cửa, công ty sở hữu thì bị tố cáo nợ hàng chục tỷ đồng của nhà cung cấp.

Khu phức hợp ăn uống hội tụ các thương hiệu Món Huế, Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Iki sushi và Shilla Korean BBQ Restaurant của Huy Việt Nam trên đường Ngô Đức Kế (quận 1) đã đóng cửa cách đây 20 ngày. "Họ nghỉ bán luôn rồi", bảo vệ trực tòa nhà cho biết.
Địa điểm "đắc địa" của Món Huế tại vòng xoay Cống Quỳnh (quận 1) cũng chỉ còn một người trực mặt bằng. Một số nơi khác dù còn biển hiệu nhưng chủ nhà đã dán thông báo tìm người thuê mới, có mặt bằng đã tháo dỡ nội ngoại thất.
Hôm qua (21/10), hàng chục nhà cung cấp nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng Món Huế đã đến trụ sở của Công ty Huy Việt Nam (công ty mẹ của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế) tại TP HCM để căng băng rôn, tố cáo doanh nghiệp này nợ tiền nhiều tháng không trả.
Video Player is loading.


Hiện tại 
0:42
/
Thời lượng 
0:51
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Hai nhà hàng Món Huế ở quận 3 và quận 5 đóng cửa. Video: Điệp Nguyễn
Tại trụ sở chính trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1), văn phòng không có ai làm việc, chỉ có vài nhân viên trực nhưng không có quyền hạn giải quyết. Các nhà cung cấp được Công an phường Cô Giang mời sang hướng dẫn trình báo. Tương tự, tại văn phòng trên đường Cao Thắng, nơi đăng ký kinh doanh của Món Huế, các nhà cung cấp cũng không gặp được ai có thẩm quyền. Công an phường 2, quận 3 đã lập biên bản ghi nhận về sự việc.
Sáng nay, nhiều nhà cung cấp tiếp tục kéo đến văn phòng của Món Huế và Huy Việt Nam trên đường Võ Văn Kiệt nhưng không còn nhân viên nào làm việc. Các nhà cung cấp đã nộp đơn trình báo cùng các giấy tờ, chứng từ... lên cho Công an phường Cô Giang. Chiều cùng ngày, một số nhà cung cấp tìm cách tiếp cận nhà riêng của ông Huy Nhật, chủ sáng lập của Huy Việt Nam.
Khu phức hợp ăn uống gồm 6 thương hiệu của Huy Việt Nam trên đường Ngô Đức Kế, quận 1 đã dừng hoạt động được 20 ngày. Ảnh: Dỹ Tùng
Khu phức hợp ăn uống gồm 6 thương hiệu của Huy Việt Nam trên đường Ngô Đức Kế, quận 1 đã dừng hoạt động được 20 ngày. Ảnh: Dỹ Tùng
"Khoảng một tuần qua thì phía công ty không nhận thêm hàng cũng không trả tiền. Chúng tôi không thể liên hệ được với quản lý về thu mua, giám đốc của Món Huế và ông chủ Huy Nhật nữa", anh Thuận, một nhà cung cấp rau củ quả tại chợ Bình Điền cho biết. Đơn vị của anh bị Món Huế nợ số tiền gần 1,3 tỷ đồng tiền hàng hóa trong 9 tháng qua.
Hàng loạt nhà cung cấp khác cũng phản ánh bị Công ty Món Huế nợ tiền nguyên liệu. "Tôi không cung cấp hàng nữa vì bị nợ tiền nên họ tìm nhà cung cấp khác. May mắn là tôi đã đòi được tiền từ trước nên chỉ còn bị nợ tiền lá chuối và nước cốt dừa tổng khoảng 165 triệu đồng", anh Thế Lã, một nhà cung cấp nói.
Các nhà cung cấp cho biết, cuộc họp gần nhất để đối chiếu công nợ với Món Huế diễn ra vào tháng trước. Công ty này đã ghi nhận biên nợ và cam kết sẽ trả 50 triệu đồng mỗi tháng với các khoản nợ dưới 500 triệu đồng, và 100 triệu đồng mỗi tháng với các khoản trên mức này.
Chi nhánh Món Huế trên đường Huỳnh Thúc Kháng (quận 1, TP HCM) dán đầy thông báo cho thuê lại. Ảnh: Dỹ Tùng
Chi nhánh Món Huế trên đường Huỳnh Thúc Kháng (quận 1, TP HCM) dán đầy thông báo cho thuê lại. Ảnh: Dỹ Tùng
Một số nhân viên của Món Huế cũng phản ánh bị nợ lương 2-3 tháng. Một số chủ mặt bằng cũng cho biết bị chuỗi này nợ tiền. Thậm chí, một ứng dụng gọi món ăn hàng đầu thị trường cũng phải tắt dịch vụ đặt món tại hệ thống Món Huế cách đây 2 tháng vì không đòi được nợ.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Huy Việt Nam được thành lập vào tháng 6/2015. Trên webiste của công ty này, Huy Việt Nam cho biết đang quản lý các thương hiệu bao gồm, Món Huế, Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Phở 99, Iki sushi, Shilla Korean BBQ Restaurant, TP Tea và Mì Quảng Bếp Tâm.
Trong đó, lớn nhất là chuỗi Món Huế, được quản lý trực tiếp bởi Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế, với nhà hàng đầu tiên được mở vào năm 2007 tại TP HCM. Nhà hàng Món Huế thường có địa điểm kinh doanh riêng hoặc cùng một địa điểm phức hợp với các thương hiệu khác như Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy.
Huy Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài, với vốn điều lệ đăng ký lúc cao nhất là 1.200 tỷ đồng, giảm còn 600 tỷ đồng hồi tháng 4/2019. Công ty do ông Huy Nhật đồng sáng lập, Chủ tịch và kiêm Giám đốc điều hành. Lúc phát triển nhất, công ty có khoảng 100 chi nhánh nhà hàng.
Tuy nhiên, đến hôm 2/10, Huy Việt Nam thay đổi người đại diện theo pháp luật từ ông Huy Nhật sang ông Nguyễn Quỳnh Anh. Hiện tại, chủ tịch của Huy Việt Nam cùng giám đốc, phụ trách thu mua của Món Huế đều không thể liên lạc.
Dỹ Tùng


Tìm kiếm

Các chủ đề

MẮM SÒ CÔ UYÊN

Của hàng Mắm Cô Uyên
Sđt: 0777.4222.75
Website: www.mamhue.com

Liên hệ 0777.4222.75 để đặt Mắm ăn ngay trong ngày !

Bài xem nhiều