Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Bắp bò kho là một trong những món mặn được coi là tinh tế, màu sắc bắt mắt, thịt bò thơm mềm ngấm gia vị. Cách làm món ăn này không hề khó, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là sẽ có ngay món ngon cho cả nhà thưởng thức rồi đấy!
Nguyên liệu làm món bắp bò kho:

- 1 kg bắp bò hoa (chọn loại càng nhiều gân càng ngon)

- 1/2 chén nhỏ nước mắm

- 1/2 chén nhỏ mật ong

- 2 nhánh gừng to

- 1 muỗng canh hành tím

- 1 muỗng canh tỏi

- 5 hoa hồi

- 2 nhánh quế

- 1 miếng trần bì

Cách làm:

- Bắp bò rửa sạch để ráo cắt khúc làm đôi, nếu bắp quá to thì cắt làm 3.

- Cho chảo lên bếp rồi rang hoa hồi, quế, trần bì ở lửa nhỏ cho có mùi thơm.

- Hành+ tỏi bóc vỏ rửa sạch và băm nhỏ gừng.

- Cho bắp bò và tất cả các gia vị trên vào nồi, cuối cùng cho nước mắm và mật ong vào trộn đều. Ướp qua đêm trong tủ lạnh.
- Đến ngày hôm sau bạn cho nồi bò lên bếp và rim ở lửa nhỏ nhất từ đầu. Không cần cho thêm nước, vì nước bò sẽ chảy ra rất nhiều, ngập hết bò. Cứ kho ở lửa nhỏ nhất khoảng 3 giờ đồng hồ, nước trong nồi sẽ cạn bớt nước nhưng vẫn còn khoảng 1/4 lượng nước ban đầu thì tắt bếp.

- Bạn để bắp bò nguội một chút rồi dùng dao sắc cắt thật mỏng miếng bò, miếng bò càng mỏng càng ngon nhé.

Nếu thích có thể chấm bò với phần nước sốt còn lại trong nồi. Nếu ăn ko hết bỏ vào hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần ăn chỉ việc lấy ra cắt mà ko cần hâm nóng lại.

Lưu ý:

- Nếu ko dùng mật ong, bạn có thể thay bằng mật mía. Mật mía sẽ ngọt hơn và bò sau khi nấu trong sẽ có màu đậm hơn. Nên bạn gia giảm sao cho phù hợp.

- Nấu ở lửa nhỏ từ đầu tới cuối vì phải kho rất lâu để thịt bò thấm gia vị, thịt bò mới mềm ra được. Nếu đun ở lửa to sẽ làm cạn nước rất nhanh.

- Luôn đậy nắp nồi trong suốt quá trình kho, thỉnh thoảng mới mở nắp trở mặt và kiểm tra bắp bò, tránh trường hợp bị cháy đáy nồi.

Theo Giang Giang (Dân Việt)

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Thông thường sau khi ăn cay, chúng ta thường uống nước. Nhưng thực tế đây là một hành động sai lầm.
Ớt cay có thể khiến bạn cảm thấy như miệng đang cháy. Hiệp hội Hóa học Mỹ giải thích lý giải nguyên nhân gây cay và tại sao uống nước là một trong những điều tồi tệ bạn có thể làm để giảm bớt tình trạng cay đang diễn ra.

Điều gì tạo nên cảm giác cay?

Theo LifeHacker, hợp chất hóa học tạo ra cảm giác cay nóng trong miệng chính là capsaicin. Capsaicin bám vào thụ thể đau trên lưỡi được gọi là thụ thể TRPV1. Những thụ thể này sẽ truyền xung điện tới não và báo hiệu cảm giác bỏng rát khi ăn thực phẩm cay. Vì vậy đây là cơ chế cơ bản xảy ra khi bạn ăn thực phẩm cay.

Nước không giúp tan biến cảm giác cay trong miệng

Trang Boldsky cũng lý giải các nghiên cứu cho thấy chất capsaicin là phân tử không phân cực, chỉ tan trong các chất không phân cực khác. Trong khi đó nước là chất phân cực, không thể làm dịu cảm giác cay trong miệng. Vì vậy, uống nước sau khi ăn cay không có tác dụng giảm cay.

Không những thế, thay vì giảm nóng rát, nước có thể làm cảm giác cay lan ra toàn bộ những vùng khác trong miệng. Điều này càng khiến cho bạn có cảm giác nóng rát và khát nước nhiều hơn.

Thứ nước uống chữa cháy khi ăn phải đồ cay

Nếu bạn đang thực sự "điên" khi ăn phải thực phẩm cay hoặc ăn phải ớt, cách tốt nhất để xoa dịu cơn nóng rát trong miệng, bạn hãy uống những chất lỏng không phân cực để giảm cảm giác cay là biện pháp tốt nhất, theo LifeHack,. Sữa được coi là một lựa chọn tốt vì nó không phân cực trong tự nhiên và có thể hòa tan capsaicin. Ngoài ra, casein trong các sản phẩm sữa có thể hấp thu capsaicin để giảm cảm giác nóng rát.

Làm thế nào để tập dần thói quen ăn cay?

Nếu bạn thực sự thích đồ ăn cay, cách tốt nhất để ăn được đồ cay là ăn thường xuyên với mức độ tăng dần. Ăn đồ cay thường xuyên sẽ làm giảm độ nhạy của các thụ thể đau trên lưỡi. Điều này sẽ giúp bạn có thể thích nghi với thực phẩm cay.

Theo Nguyên Hà (Pháp luật TPHCM)

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Sườn kho cay cực đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu theo công thức có sẵn rồi đem hầm mềm là có ngay món sườn "thần thánh" cho bữa cơm tối thêm đậm đà.
Xem Tiếp

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Bạn không chỉ thưởng thức món ăn đậm đà hương vị, là sự kết hơp hài hòa của các nguyên liệu như pa tê, thịt nguội, trứng, nước sốt... mà còn cảm nhận được sự thư thái, chậm rãi của phố phường Sài Gòn.

Bánh mì chảo 60 năm vẫn giữ hương vị truyền thống

Món ăn bình dị này có mặt ở Sài thành vào năm 1958, ban đầu quán tọa lạc tại số 511 Phan Đình Phùng và sau đó dời về địa chỉ 53 Cao Thắng cho đến ngày nay.

Nhiều người yêu thích nhất ở đây là món bánh mì thịt nguội với đủ thứ như trứng ốp la, giăm bông, pa tê gan, chả các, thịt nguội, hành tây với sự hòa quyện của các hương vị, màu sắc đan xen.

Điểm khác biệt là ở Hòa Mã, người ta không cho thêm loại sốt xíu mại hay cá mòi như thường thấy, bởi vậy nếu không quen thì bạn sẽ cảm thấy có phần khô khan. Nhưng chỉ cần thêm một chút nước tương, rắc thêm tiêu thơm thơm là đã đủ để cảm nhận sự vẹn nguyên của từng hương vị.
Nét đặc trưng của bánh mì chảo Hòa Mã là sự tinh tế, không quá đậm đà mà mỗi món gom góp lại tạo nên tổng thể hài hòa. Chả cá dai dai, ngòn ngọt, pate bùi bùi, thịt nguội lại mang đến cái mặn để rồi khi chấm miếng bánh mì trong lòng đỏ beo béo thì thật sự hoàn hảo. Ngoài ra, quán còn có dưa cải sợi chua ngọt để làm tươi mới khuôn miệng và để món đỡ ngậy vị.

Khi ăn, bạn có thể chấm bánh mì trực tiếp vào chảo hay sắp xếp thức ăn bên trên miếng bánh để thưởng thức sự kết hợp từ mỗi món ăn.  Quán thường mở cửa vào buổi sáng, giá 50.000 - 60.000 đồng.

Bánh mì chảo Cô Lệ

Bánh mì chảo Cô Lệ nằm ở chung cư trên đường Nguyễn Thiện Thuật cũng là một hàng quán được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ở đây ngoài kiểu trứng ốp la thông thường thì bạn có thể lựa chọn trứng đánh để trộn lẫn lòng trắng và đỏ. Ai đến đây cũng đều phải gọi một phần thập cẩm đầy đủ trứng, xúc xích, cá mồi, phô mai...

Bạn sẽ ngất ngây với chảo thức ăn đầy ắp những lát xúc xích chiên giòn giòn, thơm lừng. Điểm nhấn hương vị còn nhờ hành tây xào, tiêu dung hòa trong làn sốt cá mòi chua ngọt bắt vị. Quán mở từ sáng đến tận 2h trưa, với giá khoảng 30.000 đồng.

Bánh mì chảo Đặng Trần Côn

Nhiều người thích không khí thư thả của buổi sáng, thích thưởng thức một bữa sáng giản dị và từ tốn thì sẽ "kết" tiệm bánh mì chảo ở Đặng Trần Côn. Chỉ với chiếc tủ kính nhỏ, nhưng mỗi ngày chủ quán phục vụ rất nhiều thực khách. Phần ăn đơn giản gồm trứng ốp la, xíu mại, pa tê và chả lụa. Tất cả bày trí tươm tất trên chiếc chảo nhỏ. Chiếc bánh mì giòn rụm và nóng hổi tiếp thêm độ thơm ngon cho món ăn. Xíu mại được nêm vừa miệng, chắc thịt nên khi ăn sẽ không bị tách ra.
Ở đây còn có cả bò, những lát bò mỏng được xào cùng với hành tây thơm phức sẽ giúp cho bữa sáng đầy đủ năng lượng và no nê. Nhìn chung, tuy không thực sự xuất sắc về hương vị nhưng quán đã đem đến một phần bánh mì chảo chất lượng, thơm ngon. Mỗi thứ một ít nhưng lại kết hợp ăn ý tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực Sài Gòn, giản dị nhưng tinh tế.

Giá mỗi phần chỉ 25.000 đồng, với phần bò thêm là 20.000 đồng. Quán mở bán từ 5h đến 11h trưa.

Bánh mì chảo Cô Phương

Quán ăn bình dân, đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một chảo đầy đặn hương vị với thịt bò, chả, trứng, pa tê thịt nguội, khoai tây, xíu mại.

Chấm miếng bánh mì vào cùng nước sốt sền sệt và đậm đà vị của xíu mại, pha lẫn bùi bùi từ pa tê, bạn sẽ thấy vị ngon của bánh mì lan tỏa trên đầu lưỡi. Viên thịt thì to, chắc và thấm đượm gia vị nên khi ăn cùng bánh mì làm dậy lên chút béo chút ngọt. Tuy nhiên, đôi khi thịt bò do xào quá lửa nên dai, làm hụt phần nào độ ngon.

Quán bánh mì ở đây mở bán lúc 6h đến 11h hàng ngày, được bán giá khoảng 20.000 - 50.000 đồng.

Theo Huyền Thanh (Dân Việt)

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Ô mai mận xào gừng là một trong những món ăn vặt được chị em yêu thích. Nhiều người nghĩ rằng cách làm ô mai rất khó vì vậy họ chọn bỏ tiền để mua ô mai thay vì làm ở nhà.
Nguyên liệu

- 1kg mận hậu chín đều

- 1kg đường

- 1 củ gừng tươi

- 20g muối tinh (dùng dể làm ô mai)

Chọn những quả mận chín đều, tươi ngon để làm ô mai

Cách làm ô mai mận dẻo thơm ngon

Bước 1: Rửa mận thật sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo hoạc có thể ngâm với nước vôi pha loãng.

Bước 2: Khía dọc đều quanh quả mận đến sát hột như cách bổ múi cau.
Bước 3: Cho mận với đường trong khoảng 4 – 5 tiếng cho đến khi ra nước.
Bước 4: Cho mận vào nồi và đun với lửa vừa cho đến khi quả mận hơi quắt lại, không nên để lửa to vì sẽ làm cạn nước mận.

Bước 5: Vớt mận ra một bát riêng rồi cho phần nước mận thu được trong lúc ướp vào nồi rồi đun sôi lên là ta được siro mận.

Bước 6: Giã thật nhỏ gừng, vắt sạch nước rồi trộn cùng với 1 – 2 thìa muối rồi trộn đều với mận đã được đun sôi 1 lượt.
Bước 7: Đem mận đã ngấm vị gừng và muối rồi đem sên trong lửa nhỏ đến khi mận dẻo lại là được. Ô mai mận dẻo thơm bảo quản trong hũ thủy tinh và ăn dần

Lưu ý: Vì ăn nhiều mận có thể gây nóng trong người nên bạn không nên ăn quá nhiều ô mai mận cùng 1 lúc.

Theo Kiều Trang (Đời sống & Pháp luật)

Tìm kiếm

Các chủ đề

MẮM SÒ CÔ UYÊN

Của hàng Mắm Cô Uyên
Sđt: 0777.4222.75
Website: www.mamhue.com

Liên hệ 0777.4222.75 để đặt Mắm ăn ngay trong ngày !

Bài xem nhiều